Ngày 4/1/2024, theo báo Tuổi trẻ, tại cuộc họp công bố quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 2021 – 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đã đề nghị tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch VinGroup, xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm, từ trung tâm thành phố đến huyện Cần Giờ.
Thủ tướng Chính tiết lộ: “Tôi có trao đổi anh Vượng VinGroup – tức Phạm Nhật Vượng, xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm này. Anh đồng tình và rất say sưa”.
Tuy nhiên, ông Chính không giải thích lý do vì sao lại để cho ông Vượng, và Tập đoàn VinGroup – một doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhà đất và ô tô điện, thực hiện dự án trong lĩnh vực mới mẻ này.
Được biết, Dự án khu đô thị Vinhomes Cần Giờ do VinGroup làm chủ đầu tư, có quy mô lên đến 2.870 hecta, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 9 tỷ đô la.
Theo giới quan sát, đây có lẽ là lý do vì sao Thủ tướng Chính nhấn mạnh “cần phải giao nhiều việc cho các doanh nghiệp lớn, để người ta hình thành tư duy”. Có nghĩa là, Thủ tướng khoán trắng cho VinGroup tùy ý, để có thể “tự tung, tự tác”.
Đã từ lâu, công luận trong nước và quốc tế vẫn cho rằng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng và VinGroup có mối liên hệ chặt chẽ và mờ ám, với các quan chức Việt Nam. Sự hiện diện của các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, trong các sự kiện của VinGroup, đã cho thấy điều đó.
Đơn cử, tháng 6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các chính khách hàng đầu của Việt Nam đã dự lễ khánh thành nhà máy ô tô VinFast. Tháng 11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ xuất khẩu lô xe điện VF8 của VinFast sang Mỹ, tại Hải Phòng. Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính đã tham gia khảo sát trực tiếp đối với dự án của Tập đoàn VinGroup tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa…
Giới quan sát quốc tế cho rằng, sự thành công của các công ty tư nhân lớn ở Việt Nam, kể cả VinGroup, phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của họ với các chính trị gia. Cho nên, số phận của họ phụ thuộc rất nhiều vào sự dàn xếp chính trị, bên trong giới lãnh đạo cao cấp.
Việc VinGroup cũng như một số doanh nghiệp tư nhân khác, đã thành công trong việc chuyển đổi đất công thành tài sản tư nhân, là cách làm “mờ ám”, biến tài sản công thành tài sản tư nhân. Có thể nói, sự thành công này có phần đóng góp tích cực của các quan chức nhà nước, trong việc tác động truyền thông và bịt miệng người chỉ trích.
Theo nhật báo Financial Times trong một bài viết, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tốc độ phát triển “thần tốc” của VinGroup. Nhưng họ cũng chỉ ra những lo ngại, về mối quan hệ “mờ ám” giữa Tập đoàn này và Chính phủ Việt Nam.
Giới thạo tin cho biết, mối quan hệ giữa Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch VinGroup, và Lê Viết Lam – Chủ tịch Sun Group, với Thủ tướng Phạm Minh Chính là khá mật thiết. Ông Chính, với những cú “bắt tay”, đã hỗ trợ cho VinGroup và Sungroup trong việc tiếp cận các dự án lớn, trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng.
Cụ thể, ông Chính đã tạo điều kiện để các tập đoàn này tham gia vào các dự án sân bay và đường cao tốc, đồng thời, ưu ái trong việc cấp phép và phân bổ đất đai với số lượng lớn.
Tương tự, mối quan hệ giữa ông Vượng và Tổng Bí thư Tô Lâm cũng rất chặt chẽ, đặc biệt là trong việc bảo vệ lợi ích của VinGroup. Trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty AVG thuộc sở hữu của em trai ông Vượng, khi đó, ông Tô Lâm là Thứ trưởng Bộ Công an, đã ban hành một văn bản “MẬT”, nhằm tạo điều kiện cho giao dịch diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, Bộ Công an đã can thiệp để bảo vệ VinGroup trước những chỉ trích, bao gồm việc xử lý những cá nhân đăng tải thông tin tiêu cực về Tập đoàn này.
Đáng chú ý, trong chuyến thăm chính thức tới Lào vào ngày 11/7/2024, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã tự mình lái một chiếc xe điện VinFast VF9, chở Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Lào. Đây là một phần trong việc thúc đẩy hợp tác và quảng bá sản phẩm công nghệ cao của hãng VinFast.
Trà My – Thoibao.de